Những nhà đầu tư vào thị trường dầu thực vật đang kỳ vọng sẽ kiếm được bộn tiền trong những tháng tới nếu nguồn cung trên thị trường toàn cầu khan hiếm như dự đoán.
Giá dầu cọ kỳ hạn giao tháng 1/2016 tham chiếu trên thị trường Malaysia phiên giao dịch 17/10/2016 đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 5/4 sau một phiên tăng giá mạnh nhất trong vòng một năm. Dầu cọ chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường dầu thực vật, và được tiêu thụ trên toàn cầu. Loại dầu này chủ yếu được sản xuất tại Malaysia và Indonesia.
Giá dầu cọ giao sau chịu ảnh hưởng rất lớn bởi dầu đậu tương. Đây là hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất trên thị trường dầu thực vật thế giới. Trong phiên 17/10, giá dầu cọ tăng mạnh khi dầu đậu tương vọt lên mức cao nhất trong vòng hơn 2 năm bởi nhu cầu mua mạnh đối với đậu tương Mỹ và thông tin nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới đã ép dầu nhiều hơn so với dự kiến. Dầu cọ giao tháng 1 trên sàn giao dịch Bursa Malaysia đã tăng lên 2.788 ringgit/tấn, mức cao nhất trong vòng 6 tháng. Chỉ trong một phiên giá đã tăng 4,1%.
Trong cùng phiên này, giá đậu tương kỳ hạn giao tháng 11 tăng lên 9,79 USD/bushel, mức cao nhất kể từ 22/9, sau tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết xuất khẩu đậu tương trong tuần tới 14/10 đạt 2,5 triệu tấn, vượt xa mức dự đoán là khoảng 1,3 đến 1,6 triệu tấn.
Bên cạnh đó, những thông tin như tồn trữ dầu đậu tương cũng giảm xuống thấp hơn dự đoán, sản lượng dầu cọ tháng 10 giảm và đồng ringgit Malaysia suy yếu cũng tác động mạnh tới thị trường dầu cọ.
Không chỉ dầu cọ và dầu đậu tương tăng giá trong thời gian gần đây, giá hạt cải giao ngay và giao sau cũng đều tăng mạnh trong 2 tuần qua trên khắp thế giới.
Hạt cải cũng chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường hạt có dầu vật bởi năng suất ép dầu rất cao. Châu Âu dẫn đầu thế giới cả về sản xuất và tiêu thụ hạt cải cũng như dầu hạt cải – loại dầu thực vật giữ vai trò chủ chốt trong ngành nhiên liệu sinh học ở khu vực nầy. Canada là nước xuất khẩu hạt cải lớn nhất thế giới – chiếm 70% thương mại hạt cải và dầu hạt cải toàn cầu.
Giá hạt cải kỳ hạn đã tăng liên tiếp trong 9 phiên giao dịch tính tới ngày 20/10, đợt tăng giá dài nhất kể từ tháng 2/2012. Hạt cải dầu MATIF trên thị trường Paris đã tăng 5% trong 20 ngày đầu tháng 10.
Thời tiết xấu trong vụ đông ở Canada làm chậm việc thu hoạch khiến cả năng suất và chất lượng đều bị ảnh hưởng dù sản lượng vẫn gần sát mức cao kỷ lục. Chưa dừng lại ở đó, thời tiết quá khô
Pháp và Đức – hai nước chiếm hơn một nửa sản lượng hàng năm của Liên minh châu Âu – niên vụ 2015/16 bị mất mùa, và thời tiết vào đầu mùa gieo hạt niên vụ 2017/18 quá khô hạn gây lo ngại sản lượng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.
Tiêu thụ dầu cọ, dầu đậu tương, dầu hạt cải và dầu hướng dương – 4 loại dầu chủ chốt nhất trên thế giới – năm nào cũng tăng, trong khi sản lượng năm ngoái đột ngột chững lại khiến thị trường trở nên thiếu hụt. Đông Âu và khu vực Biển Đen đứng đầu thế giới về sản xuất dầu hướng dương.
Tính riêng 4 loại dầu nói trên, tỷ lệ tồn trữ – sử dụng trong năm marketing 2016/17 dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất 13 năm theo số liệu công bố bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ, sau khi cân đối các số liệu cung và cầu. Tỷ lệ này sụt giảm bất chấp sản lượng dầu cọ, dầu đậu tương và dầu hướng dương cao kỷ lục. Chỉ riêng dầu hạt cải dự kiến giảm khoảng 1%. Điều này càng gia tăng áp lực đối với vụ thu hoạch hạt có dầu năm nay, và sản lượng dầu cọ càng cần phải tăng mạnh để ngăn chặn việc cung hạt có dầu trên toàn cầu giảm hơn nữa.
Với đậu tương, thị trường đang chờ đợi vụ thu hoạch sắp tới ở Nam Mỹ bởi từ đó sẽ tính toán được Mỹ sẽ xuất khẩu bao nhiêu đậu tương trong năm tới. Sản lượng đậu tương Mỹ chủ yếu dùng xuất khẩu và ép dầu.
Thị trường sẽ theo dõi sát sao vụ thu hoạch hạt cải ở Canada, sau đó sẽ chuyển sang theo dõi tình hình thời tiết ở Liên minh châu Âu lúc gieo trồng niên vụ 2017/18. Thời tiết ở cả hai khu vực này tuần tới dự báo sẽ đẹp, nhưng thời tiết ở Canada cần phải tiếp tục khô và châu Âu cần thêm mưa trong vài tuần tới để thuận lợi cho việc thu hoạch và gieo trồng.
Đầu tháng này, hãng tư vấn cây trồng Strategie Grains ước tính diện tích trồng hạt cải ở EU niên vụ 2017/18 sẽ tăng 3% so với năm ngoái. Nhưng việc EU cấm sử dụng thuốc trừ sâu estimated the từ cuối năm 2013 đã khiến cho sâu bệnh gia tăng trong 2 vụ vừa qua. Cùng với thời tiết, sâu bệnh có thể sẽ ảnh hưởng tới sản lượng hạt cải EU năm nay.
Sản lượng dầu cọ chịu ảnh hưởng từ đợt El Nino hồi năm ngoái gây khô hạn cho các khu vực sản xuất ở cả Malaysia và Indonesia. Dự báo mua mưa năm nay sẽ có nhiều mưa hơn, nhưng nếu mưa quá nhiều cũn sẽ ảnh hưởng tới sản lượng. Điều đó có thể xatr ra bởi La Nina thường mang nhiều mưa tới.
Mặc dù giá dầu thực vật sau khi tăng mạnh đã giảm trở lại, nhưng vẫn duy trì ở mức cao, và có thể sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới nếu nguồn cung trên toàn cầu bị thắt chặt như dự kiến.
Nguồn:cafef.vn